Cái nhìn toàn cảnh về đất hiếm tăng giá dẫn đến nam châm tăng giá như thế nào.

Cái nhìn toàn cảnh về đất hiếm tăng giá dẫn đến nam châm tăng giá như thế nào.
Thị trường đất hiếm đang sôi động và giá cả tăng chóng mặt
Từ nửa cuối năm 2005, thị trường đất hiếm đang ế ẩm bỗng sôi động hẳn lên, dường như chỉ trong một sớm một chiều, đất hiếm vốn chỉ được bán với giá hoàng thổ đã biến thành vàng. Cho dù từ tinh quặng đất hiếm, cacbonat đất hiếm cho đến neodymium oxide, praseodymium oxide, terbium oxide, dysprosium oxide hay các kim loại đều có sự "phục hồi" đáng kể. Giá cả tăng rất dữ dội và biên độ chưa từng có trong lịch sử. Trước tình hình đó, các công ty đất hiếm đã nhanh chóng phản ứng với những thay đổi của thị trường đất hiếm và lần lượt nâng giá xuất xưởng của các sản phẩm của họ. Kể từ khi bước sang năm nay, giá đất hiếm trong nước tiếp tục tăng trở lại, tính đến giữa tháng 7 năm 2006, neodymium oxit đã tăng từ 48.000 nhân dân tệ / tấn vào cuối năm 2004 lên 130.000 nhân dân tệ / tấn, tăng hơn 80.000 nhân dân tệ / tấn. tấn, tăng gần 3 lần. Đó là mức gần với mức cao nhất trong lịch sử, điều không thể tưởng tượng được trong quá khứ. Một số kim loại đất hiếm cũng đang tăng và giá các sản phẩm đất hiếm cũng tăng vọt. công nghiệp đất và các doanh nghiệp sản xuất đất hiếm.
担心中国限制稀土磁铁出口特朗普动用1950年代法案|美国_网易财经
Khai thác đất hiếm
Cuối năm 2019 là thời điểm đất hiếm tăng giá cao nhất kể từ năm 2015 cho đến hết năm 2019, nguyên nhân do căng thẳng Mỹ - Trung. Trung Quốc là nước cung cấp hơn 80% đất hiếm cho toàn thế giới, việc sử dụng đất hiếm quan trọng trong sản xuất thiết bị điện tử, công nghệ cao, điện thoại, tivi, camera,... 
Đất hiếm được coi như vũ khí của Trung Quốc.
Thường được gọi là "Bột ngọt công nghiệp", các ngành công nghiệp quân sự và công nghệ cao không thể tách rời khỏi nó
Đất hiếm, như một nguồn tài nguyên chiến lược khan hiếm không thể tái tạo, là một thuật ngữ chung cho 17 nguyên tố kim loại và được gọi là "bột ngọt công nghiệp".
Cho đến cuối năm 2020 sang đầu năm 2021 giá nguyên liệu lên tới mức cao kỷ lục.
Trong lĩnh vực ứng dụng, đất hiếm có thể cải thiện đáng kể tính năng kỹ chiến thuật của thép, hợp kim nhôm, hợp kim magiê và hợp kim titan của xe tăng, máy bay và tên lửa. Đất hiếm cũng là chất bôi trơn công nghệ cao cho điện tử, laser, công nghiệp hạt nhân, siêu dẫn và nhiều loại khác.
Chính vì tầm quan trọng của đất hiếm đối với lĩnh vực quân sự và công nghệ cao mà lĩnh vực này ngày nay đã trở thành con bài thương lượng chính trong cuộc chơi của các cường quốc. Theo số liệu của Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ năm 2019, trữ lượng đất hiếm toàn cầu là 120 triệu tấn, và trữ lượng 44 triệu tấn của Trung Quốc đứng đầu thế giới, chiếm 38%.
Theo báo cáo hàng năm mới nhất của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, Trung Quốc đã sản xuất 140.000 tấn oxit đất hiếm trong năm 2020, tương đương 60% sản lượng toàn cầu. Trữ lượng đất hiếm của Trung Quốc khoảng 44 triệu tấn, gấp đôi Việt Nam, quốc gia xếp thứ hai.
担心中国限制稀土磁铁出口,特朗普动用1950年代法案-观察者网
Quặng đất hiếm
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia nhập khẩu quặng và tinh quặng đất hiếm lớn nhất. Đối với các nguyên tố đất hiếm "nặng" (bao gồm những nguyên tố từ gađolini đến luteti và yttri), Trung Quốc phụ thuộc vào nhập khẩu từ Myanmar hơn 50% nguồn cung trong nước.
Cuộc chính biến tại Myanmar ngay lập tức nhắc nhở Trung Quốc về sự cố hồi tháng 11/2018. Đó là thời điểm chính quyền Myanmar thông báo với Bắc Kinh về lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm.
Giới quan sát tin rằng nguyên do của lệnh cấm là hoạt động khai thác trái phép từ phía Trung Quốc. Nhiều người đã vượt biên giới để khai thác khoáng sản kể từ năm 2016.
Việc khai thác tài nguyên ồ ạt khiến Myanmar lo ngại về sự hủy hoại đối với môi trường và các vấn đề liên quan đến quyền khai thác trên lãnh thổ nước này.
'Vũ khí' đất hiếm của Trung Quốc đối mặt rủi ro vì chính biến Myanmar
Lệnh cấm năm 2018 sau đó đã được dỡ bỏ. Tuy nhiên, theo nhà phân tích Ma Jinlong đến từ Zheshang Securities, cuộc chính biến ở Myanmar có thể dẫn đến sự không chắc chắn về nguồn cung đất hiếm.
Tính đến nay, Myanmar và các nhà nhập khẩu Trung Quốc vẫn chưa báo cáo về bất cứ sự gián đoạn sản xuất đáng kể nào. "Tuy nhiên, trong những năm qua, Myanmar đã trở thành nhà cung cấp tinh quặng đất hiếm chính của Trung Quốc. Viễn cảnh nguồn cung bị gián đoạn có thể đẩy giá lên cao", Nikkei Asian Review dẫn lời ông Ryan Castilloux, Giám đốc điều hành của Adamas Intelligence, cảnh báo.
Giá của các loại đất hiếm tăng vọt do nguồn cung hạn chế và nhu cầu mạnh mẽ tại Trung Quốc. Hoạt động đầu cơ, tích trữ liên quan đến binh biến ở Myanmar càng đẩy giá lên cao.
Từ tháng 10/2020 đến tháng 2/2021, terbium oxit đã tăng giá 95%, trong khi neodymium và dysprosium oxit tăng lần lượt 87% và 65% cùng thời kỳ, theo Reuters.
Giá cổ phiếu của các nhà sản xuất đất hiếm Trung Quốc cũng leo dốc mạnh. Sau cuộc binh biến tại Myanmar, cổ phiếu của Công ty Công nghệ cao Đất hiếm Phương Bắc (niêm yết tại Thượng Hải) đã tăng giá 34% hôm 3/3.
SHOP TỔNG ĐẠI LÝ NAM CHÂM Sendo: Mua bán Online đảm bảo bởi FPT "Siêu chợ  Tốt Sen Đỏ"
Nam châm tổng đại lý GAOMS
Rủi ro bị phơi bày
Khi đất hiếm tăng sức nóng, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin và Bộ Tài nguyên Trung Quốc đã công bố một thông tư chung vào ngày 19/2. Theo đó, hạn ngạch đất hiếm trong nước sẽ được mở rộng lên 84.000 tấn vào nửa đầu năm 2021.
Hạn ngạch sẽ được phân bổ cho sáu tập đoàn khai thác quốc doanh, bao gồm Công ty Công nghệ cao Đất hiếm Phương Bắc. "Việc gia tăng hạn ngạch là rất cần thiết để thúc đẩy thị trường đất hiếm chật hẹp", ông Castilloux nhận xét.
Trớ trêu thay, Trung Quốc lại run rẩy trước viễn cảnh gián đoạn nguồn cung đất hiếm từ Myanmar - Nhà báo Kenji Kawase
Nguyên nhân là sự gia tăng về nhu cầu đối với terbi, dysprosi và neodymium. Chúng là những thành phần không thể thiếu để chế tạo xe điện, máy phát sức gió và nhiều máy móc khác.
Theo Nikkei Asian Review, trên hết, sự phụ thuộc ngày càng lớn vào các nguồn cung nước ngoài - chủ yếu là Mỹ và Myanmar - là vấn đề đáng báo động đối với Bắc Kinh. "Trong khi căng thẳng với Washington ngày càng leo thang, tình hình ở Myanmar đã phơi bày rõ rủi ro của sự phụ thuộc này", ông Castilloux nhấn mạnh.
Trong một cuộc họp báo hôm 3/2, một phóng viên Nhật Bản đặt câu hỏi cho ông Xiao Yaqing - Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc - về ý định hạn chế xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc.
'Vũ khí' đất hiếm của Trung Quốc đối mặt rủi ro vì chính biến Myanmar
Giá neodymium tăng 87% từ tháng 10/2020 đến tháng 2/2021, một phần do hoạt động đầu cơ, tích trữ liên quan đến bất ổn chính trị ở Myanmar. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Trả lời câu hỏi, ông Xiao Yaqing nhấn mạnh rằng: "Sự phân công lao động quốc tế dựa trên chuỗi cung ứng công nghiệp và toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng lớn".
Hồi năm 1992, cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố: "Trung Đông có dầu, Trung Quốc có đất hiếm". Ông nhấn mạnh rằng "sự vượt trội của đất hiếm của đất nước chúng ta chắc chắn sẽ đến lúc phát huy".
Nhiều năm sau khi ông qua đời Bắc Kinh quyết định cắt giảm mạnh xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản do xung đột ngoại giao. Vào thời điểm đó, lệnh hạn chế đẩy chính quyền và doanh nghiệp Nhật Bản rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Theo: sưu tầm

sản phẩm ngẫu nhiên

Chat Live Facebook

Bạn chỉ cần điền số điện thoại chúng tôi sẽ gọi ngay cho bạn